Phát hiện mới: Lăng mộ Pharaoh gần 4000 năm tại Ai Cập

Theo thông tin đáng tin cậy của hãng thông tấn AFP của Pháp, gần đây, một nhà khảo cổ học người Tây Ban Nha đã phát hiện một ngôi mộ Pharaoh được đánh giá là gần 4000 năm tại Ai Cập. Phát hiện này sẽ mở ra nhiều thông tin thú vị về các triệu đại của Ai Cập cổ đại. Khách du lịch Ai Cập cũng có thêm những trải nghiệm và khám phá mới tại vùng đất cổ xưa này.


Phát hiện ý nghĩa: lăng mộ Pharaoh 4000 năm tại Ai Cập

Lăng mộ này được chứng minh là mộ của một vị vua thuộc triều đại thứ 11 của Ai Cập cổ đại. Lăng mộ hiện tọa lạc tại thành phố Luxor, phía trung đông đất nước Ai Cập.

Trong cuộc họp báo công bố phát hiện ý nghĩa này vào ngày 9/6 vừa qua, bộ trưởng bộ cổ vật Ai Cập, ông Mohamed Ibrahim đã cho biết: bước đầu, căn cứ vào độ rộng của bề mặt lăng mộ, có thể cho rằng lăng mộ này là nơi chôn cất một nhân vật quan trọng: “một nhân vật hoàng gia hoặc một vị quan cao cấp” thời cổ đại.


Lăng mộ Pharaoh 4000 tuổi và những nhận định của chuyên gia

Phát hiện quan trong này là thành quả lao động của một đội khảo cổ học người Tây Ban Nha với sự dẫn đầu của nhà nghiên cứu Jose Galan. Các nhà khảo cổ học này đã cho biết: lăng mộ Pharaoh 4000 tuổi này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích và những phát hiện thú vị mới về triều đại cai trị ở Luxor – thủ đô của Ai Cập thời cổ đại.

Một nhà khảo cổ học trong đội khảo cổ phát hiện ra lăng mộ này cho hay: “Kết quả khai quật lần này giúp chúng tôi khẳng định rằng còn có nhiều ngôi mộ khác của triều đại thứ 11 tồn tại trong khu vực Deraa Abu Naga”.


Những phát hiện thú vị xung quanh lăng mộ 4000 năm

Hãng tin của Pháp cũng cho hay, tại chính khu vực phát hiện ra lăng mộ 4000 tuổi, cách đây 5 năm, các nhà khảo cổ cũng tìm ra một ngôi mộ có niên đại với ngôi mộ vừa phát hiện. Ngôi mộ được cho biết bao gồm một quan tài màu đỏ, mộ xác ướp được bảo quản rất tốt và một bộ cung tên đang được trưng bày tại bảo tang Luxor (Ai Cập). Những phát hiện về các ngôi mộ có niên đại tương đương tại cùng một khu vực cho thấy: “”Địa điểm này có thể là một quần thể các ngôi mộ chôn cất nhiều người từ triều đại thứ 11 của Ai Cập” – đó là dự đoán của quan chức bộ cổ vật Ali al – Asfar.

Có một thực tế không kém phần thú vị khác xung quanh việc phát hiện lăng mộ 4000 tuổi tại Ai Cập, đó là: các nhà khoa học cũng từng phát hiện nhiều công cụ bằng gốm cũng như các vật dụng khác. Điều đặc biệt là những công cụ này được xác định niên đại khác với lăng mộ mới phát hiện, chúng được cho rằng đã ở đó từ triều đại thứ 17.


(Ảnh minh họa)

 

Vài thông tin về khu vực phát hiện lăng mộ mới

Luxor là một thành phố bờ sông Nile với 500.000 dân ở miền nam Ai Cập là một bảo tàng khổng lồ ngoài trời với quần thể nhiều đền và lăng mộ Pharaoh. Luxor nằm ở nửa phía nam của thành Thebes cổ nổi tiếng. Nơi đây có các phế tích của một ngôi đền lớn được xây vào khoảng năm 1400 TCN trong thời kỳ Tân vương quốc. Luxor còn là nơi có nhiều địa điểm khảo cổ, thu hút rất đông du khách tham quan khắp nơi trên thế giới tham gia tour du lịch Ai Cập.

Related Post