Bí ẩn quanh tượng Nhân Sư

Tượng Nhân Sư được xem là một trong những biểu tượng của nền văn minh Ai Cập nói riêng và đất nước Ai Cập nói chung. Xung quanh bức tượng này còn ẩn chứa nhiều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá qua nhiều thế kỉ. Sphinx vẫn sừng sững trên cao nguyên Giza và mang trong mình những bí mật hấp dẫn mọi nhà khảo cổ và khách du lịch Ai Cập đến từ khắp nơi trên thế giới.



Tượng Nhân Sư – công trình đồ sộ thời cổ đại

Nằm cách thủ đô Cairo 8 dặm, tượng Nhân Sư là điểm đến bạn không thể bỏ qua trong tour du lịch Ai Cập. Tượng mô phỏng hình dạng kì quặc của một con quái vật đầu người mình sư tử với đôi mắt ẩn chứa nhiều huyền bí, hướng về sa mạc. Nhắc đến tuổi thọ của tượng Nhân Sư Ai Cập, hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Trong đó có nhiều ý kiến cho rằng, tượng Nhân sư được xây dựng cách đây khoảng 2500 năm trước Công nguyên, vào thời vua Khafre trị vì.

Hình tượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu. Tượng Nhân Sư thực sự là một công trình lớn thời cổ đại. Tượng cao hơn 18 mét và trải dài tới 57 mét, mặt có bề ngang 5 mét, tại 1,57 mét, mũi 1,7mét. Người ta cho rằng tượng Sphinx đã tồn tại ít nhất 5.000 năm nay.

Sự khác biệt về phong cách kiến trúc của tượng Nhân sư so với những công trình xung quanh, sự không cân xứng về mặt tỷ lệ giữa đầu và thân mình cũng làm những thắc mắc lớn đối với những nhà nghiên cứu về tượng Nhân Sư. Dựa trên những đặc điểm của tượng Nhân Sư, người ta cho rằng hẳn đã có một xã hội cực kỳ phát triển về mặt công nghệ đã từng tồn tại vào thời điểm đó, và cũng đồng thời đã biến mất hoàn toàn mà không để lại bất cứ dấu vết nào. Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ dừng lại là nhận định ban đầu.


Truyền thuyết bí ẩn tượng Nhân Sư

Có rất nhiều truyền thuyết bí ẩn được người Ai Cập lưu truyền. Trong đó, có một truyền thuyết cực kì thú vị. Truyền thuyết  kể lại rằng, Sphinx là yêu quái thời đại xa xưa, sống ở ngoại thành Thebes (Ai Cập), là một quái vật do người khổng lồ Typhon và yêu quái rắn Echidna lấy nhau mà sinh ra. Sphinx là học trò của nữ thần trí tuệ Musi nên cực kì thông minh và rất có bản lĩnh, tuy nhiên hắn lại có tính nết hung tàn, kênh kiệu và thích ăn thịt người. Để thỏa mãn nhu cầu bản thân nhưng cũng khiến cho người bị nó ăn thịt phải tâm phục, khẩu phục, Sphinx thường đứng chờ ở cửa rừng, cạnh núi, bắt ép người qua đường phải đoán những câu đố mà nó đưa ra, nếu ai không trả lời được ngay lập tức sẽ bị nó xé xác.



Một hôm, con trai của quốc vương Ai Cập cũng bị Sphinx bắt phải giải đố. Do vị này đã không đoán nổi câu đố mà trở thành mồi ngon trong miệng Sphinx. Quốc vương nghe tin vô cùng thương xót con trai và oán hận Sphinx. Quốc vương liền truyền lệnh ra toàn quốc và thông báo cho các nước láng giềng: Ai có thể thu phục được Sphinx, khiến nó không hại người nữa thì ông sẽ trao lại ngôi vua và hoang hậu xinh đẹp của người cũng sẽ thuộc về vị anh hùng ấy.

Bấy giờ, có một chàng trai tên là Oedipus khi nghe tin đã vượt biển sang và quyết đi diệt trừ Sphinx. Cũng giống như những lần trước, khi gặp Oedipus, con quái vật Sphinx cũng ra câu đố bắt Oedipus phải giải. Nó hỏi Oedipus: “Ngươi hãy đoán xem, con gì buổi sáng đi bằng 4 chân, buổi trưa đi bằng 2 chân, buổi tối đi bằng 3 chân. Trong muôn loài, chỉ có nó mới đi đường trong thời gian khác nhau thì dùng bước chân khác nhau. Khi nó đi nhiều là lúc tốc độ và sức lực nhỏ nhất?”

Sphinx nói xong thản nhiên nở nụ cười thần bí, ẩn chứa vẻ đắc thắng. Sau đó, nó lặng lẽ đứng chờ câu trả lời của người thanh niên xấu số tự mò đến tìm nó. Nhưng thực sự bất ngờ, Oedipus không cần suy nghĩ gì lâu, nhanh chóng đưa ra lời giải đáp: “Đó chính là con người! Khi còn bé, là buổi sáng của sinh mệnh, trẻ con mới học đi đều phải dùng chân lẫn tay mà bò, đó chẳng phải là bằng 4 chân đấy sao. Lúc này tuy phải dùng nhiều chân nhưng tốc độ và sức lực lại nhỏ nhất. Sau đó lớn lên vào lúc tráng niên, cũng là buổi trưa của sinh mệnh, đi lại bằng 2 chân. Tới tuổi về già, cơ thể suy nhược, đi lại phải dùng đến gậy, đó có phải là 3 chân đấy sao!”

Sphinx luôn nghĩ không ai có thể đọ trí với nó, Sphinx không ngờ người thanh niên trước mặt lại thông minh hơn nó. Nó cảm thấy xấu hổ và vô cùng tức giận, không thể làm hại Oedipus và không còn biết trốn vào đâu, liền lao từ trên cao đâm đầu xuống mà chết.

Quốc vương Ai Cập sau khi nghe được tin vui đã giữ đúng lời hứa trao lại ngôi vua và người vợ xinh đẹp cho Oedipus để tỏ lòng cảm ơn người dũng sĩ. Trước khi nhường ngôi, quốc vương còn ra lệnh cho thợ tạc khác tượng Sphinx ở nơi nó thường xuất hiện hại người. Pho tượng này to bằng cả một mảng núi, để cho mọi người nhớ đến các con ác quỷ đã từng xuất hiện trong lịch sử Ai Cập.


Sức mạnh tượng Nhân Sư

Một bằng chứng thú vị về ý nghĩa của tượng Nhân Sư đã được nhiều nhà khảo cổ học công nhận. Người ta đã tìm thấy một am thờ nẵm giữa chân của con quái vật này. Am này là nơi lưu giữ bút tích của hai vị hoàng đế Ai Cập cổ đại. Theo bút tích này thì tượng Nhân Sư biểu thị một trong những hình dạng của thần Mặt Trời Harmachis. Và tượng Nhân Sư có sức mạnh giúp xua tan những bạo tàn và tội lỗi ra khỏi khu lăng mộ của các pharaoh trong Kim tự tháp.



 

Tượng Nhân Sư còn được xem là biểu tượng cho các vị hoàng đế. Theo ghi chép của những sách thánh của người Ai Cập, Sphinx có nghĩa là vua chúa. Theo niềm tin của những người Ai cập cổ đại, nhà vua được xem là người hội tụ sức mạnh của nhiều con thú và điều này được biểu hiện qua ngoại hình của họ. Chính vì thế, người Ai Cập đã chạm khắc các vị thần và hoàng đế của họ là những hình mẫu nửa người nửa thú.

Tượng Nhân Sư từ lâu đã được xem là biểu tượng của du lịch Ai Cập. Còn mang trong mình rất nhiều điều bí ẩn, tượng Nhân Sư sẽ còn là tâm điểm chú ý của những nhà nghiên cứu Ai Cập cổ đại trên thế giới và cả du khách thập phương.

Related Post